Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Niệm Tứ Bất Hoại Tịnh

là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới, để thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để noi theo đó là thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh tăng và như Giới luật đã dạy.

Chữ Niệm ở đây có nghĩa là bắt chước, làm theo từng hành động cho đúng những oai nghi chánh hạnh của những bậc chân tu, gồm có bốn pháp tu tập như sau:

1- Niệm Phật,

2- Niệm Pháp,

3- Niệm Tăng,

4- Niệm Giới.

dạy chúng ta sống như Phật, sống như các Pháp, sống như chúng Thánh Tăng đệ tử của Phật và sống như Giới Luật. Bốn pháp môn này cũng là một chùm pháp, nên chỉ cần tu một pháp trong bốn pháp này thì cũng thành tựu luôn cả bốn pháp kia, vì một pháp là cả bốn pháp.

Tu tập pháp thứ nhất Niệm Phật trong pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh thì cũng giống như tu tập Niệm Pháp, hay Niệm Tăng hay Niệm Giới. Khi thực hành thì trong bốn pháp này không khác nhau. Niệm Phật cũng giống như Niệm Pháp; Niệm Pháp cũng giống như Niệm Tăng; Niệm Tăng cũng giống như Niệm Giới, vì Phật sống như Pháp, như Giới và như chúng Thánh Tăng, cho nên người sống giống như Phật là người sống không sai Pháp; người sống không sai Pháp là người sống không sai khác chúng Thánh Tăng; sống không sai khác chúng Thánh Tăng là người sống đúng Giới Luật.

Có hiểu biết và tu tập như vậy thì mới có giải thoát thật sự. 1.- NIỆM PHẬT: có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản an lạc giải thoát, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật, không làm khổ mình, khổ người, khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở đức Phật, do đó, đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy.

Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp.

Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. 2.- NIỆM PHÁP: có nghĩa là phải tư duy suy nghĩ những pháp mà đức Phật đã dạy như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, v.v… cách thức sống và tu tập như thế nào rồi theo đó sống và tu tập cho đúng pháp, có kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho tâm chúng ta thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh.

“tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối”. 3.- NIỆM TĂNG: thì trước tiên phải chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật. Sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin ăn, không có ăn uống phi thời, sống không cất giữ tiền bạc của cải tài sản, thường lấy gốc cây làm giường nằm, sống ngày một bữa.

“tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”. 4.- NIỆM GIỚI: Muốn niệm Giới cho đúng thì phải học giới luật cho thông suốt. Khi Giới luật đã học thông suốt thì quán xét và tư duy những đức hạnh nào của giới dạy về đạo đức làm người và những giới luật nào dạy về giới đức làm Thánh.

Khi đã hiểu rõ các đức hạnh của giới xong, thì từ đó hằng ngày quyết tâm phải sống cho đúng những đạo đức làm người và làm Thánh, nhờ có quán sát và tư duy theo từng hành động thân miệng ý của mình như vậy, nên sống đúng giới luật nghiêm túc, do sống đúng giới luật nghiêm túc nên thân tâm thanh tịnh ly dục ly ác pháp, từ đó thân tâm không hoại sự thanh tịnh.

“tùy niệm các giới của mình:“Giới không bị bẻ vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định”. “tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Giới”.

Gợi ý